GLCN Tháng 11 – Nghĩa sỹ 3 (19/11/2019) | Lượt xem: 76 lượt
CN Lễ Chúa Ki-tô Vua (CN 24/11/2019)
CHƯƠNG TRÌNH MỪNG BỔN MẠNG XỨ ĐOÀN
(Các em không có bài học)
CN 33 TN (CN 17/11/2019)
CHUẨN BỊ CHƯƠNG TRÌNH MỪNG BỔN MẠNG XỨ ĐOÀN
(Các em không có bài học)
CN 32 TN (CN 10/11/2019)
BÀI 27: LỊCH SỬ HỘI THÁNH VIỆT NAM
(Ep 4, 15-16)
Lời Chúa: “Nước trời cũng giống như chuyện nắm men bà kia lấy vùi vào ba đấu bột cho đến khi cả khối bột dậy men” (Mt 13, 31-33)
1/ Tin Mừng đã đến Việt Nam từ khi nào?
Thưa: Theo Khâm Định Việt Sử, năm 1533 (thế kỷ 16), đời vua Lê Trang Tôn, có một thừa sai Tây phương tên là I-ni-khu đã theo đường biển vào truyền đạo tại hai làng thuộc tỉnh Nam Định ngày nay.
2/ Để rao giảng Tin Mừng cho người Việt Nam, các vị thừa sai đầu tiên đã làm gì?
Thưa: Để rao giảng Tin Mừng cho người Việt Nam, các vị thừa sai đầu tiên đã hòa nhập vào đời sống xã hội và văn hóa Việt Nam, đặc biệt là sáng tạo và hoàn thành chữ Quốc ngữ với sự cộng tác của một số người Việt trong tu hội Thầy giảng.
3/ Các tín hữu đầu tiên đã cộng tác thế nào với các vị thừa sai trong công cuộc rao giảng Tin Mừng?
Thưa: Các tín hữu đầu tiên đã giúp các vị thừa sai học ngôn ngữ và làm quen với phong tục Việt Nam, để các ngài có thể giảng đạo bằng tiếng Việt Nam. Các thầy giảng còn giúp các ngài dạy giáo lý, điều hành và duy trì các cộng đoàn dân Chúa.
4/ Các Ki-tô hữu đã sống đức tin thế nào trong thời kỳ Hội Thánh tại Việt Nam chịu thử thách?
Thưa: Các Ki-tô hữu Việt Nam đã sống đức tin hết sức kiên cường; hàng trăm ngàn người đã đổ máu đào để minh chứng đức tin, trong số đó có 117 vị tử đạo đã được Đức Thánh Cha Gioan Phao-lô II tôn phong lên bậc hiển thánh ngày 19/06/1988 và 1 chân phước là thầy giảng An-rê Phú Yên.
BÀI HÁT: LÝ TƯỞNG CỦA TÔI
Lý tưởng của tôi là đem Chúa cho muôn người
Lý tưởng của tôi là đuốc chiếu soi ngàn nơi
Lý tưởng của tôi là vui xây đời bác ái
Lý tưởng của tôi là gieo mến thương ngàn nơi
CN 31 TN (CN 3/11/2019)
BÀI 26: THẢO LUẬN
(Các em không có bài học)